Thứ 303192024

Last updateThứ 3, 07 11 2023 5am

Back Bạn đang ở: Trang chủ Đoàn thể Công đoàn Kế hoạch hành động vì bình đẳng giới ngành giáo dục 2014-2015

Kế hoạch hành động vì bình đẳng giới ngành giáo dục 2014-2015

I. MỤC TIÊU CHUNG
    Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp nhằm thực hiện các quyền hợp pháp của nữ nhà giáo, nữ học sinh, sinh viên; Thu hẹp khoảng cách giới trong giáo dục, hướng tới một nền giáo dục có trách nhiệm giới.

    II. MỤC TIÊU CỤ THỂ
    Mục tiêu 1: Tăng cường sự tham gia của phụ nữ vào các vị trí quản lý, lãnh đạo trong các cơ sở giáo dục và các cơ quan quản lý giáo dục
    Chỉ tiêu 1: Phấn đấu đạt tỷ lệ nữ tham gia cấp ủy Đảng các cấp nhiệm kỳ 2015-2020 từ 25% trở lên;
    Chỉ tiêu 2: Sở Giáo dục và Đào tạo có nữ tham gia Ban lãnh đạo. 100% cơ quan Sở Giáo dục và Đào tạo, các phòng Giáo dục và Đào tạo cấp huyện có nữ công chức nữ tham gia lãnh đạo, quản lý (trưởng phòng, phó trưởng phòng);
    Chỉ tiêu 3: 100% các trường mầm non, trường phổ thông và các trung tâm có cán bộ nữ trong Ban giám hiệu (Ban giám đốc);
    Chỉ tiêu 4: 100% các trường trung cấp chuyên nghiệp trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo quản lý có nữ trong Ban giám hiệu.
    Mục tiêu 2: Xây dựng chính sách đặc thù cho nữ giáo viên ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và vùng đặc biệt khó khăn
    Chỉ tiêu 1: 100% số giáo viên đang công tác tại các trường mầm non dân lập và giáo viên hợp đồng lao động tại các trường mầm non công lập được hưởng đầy đủ chính sách như giáo viên mầm non trong biên chế;
    Chỉ tiêu 2: 85% trở lên số giáo viên, cán bộ nữ công tác ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và vùng đặc biệt khó khăn nếu có nhu cầu thì được bố trí ở nhà công vụ.
    Mục tiêu 3: Tăng cơ hội tiếp cận với giáo dục cho trẻ em gái, phụ nữ vùng sâu, vùng xa, dân tộc thiểu số, vùng đặc biệt khó khăn
    Chỉ tiêu 1: Tỷ lệ biết chữ của nam và nữ trong độ tuổi từ 15 đến 40 ở vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng đặc biệt khó khăn đạt 95% trở lên;
    Chỉ tiêu 2: Tỷ lệ đến trường trong độ tuổi của trẻ em gái vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, ở cấp học mầm non, cấp tiểu học và trung học cơ sở đạt 95% trở lên.
    Mục tiêu 4: Thu hẹp khoảng cách giới trong đào tạo sau đại học
    Chỉ tiêu 1: Tỷ lệ nữ thạc sĩ đạt ít nhất 50% trong tổng số thạc sĩ;
    Chỉ tiêu 2: Tỷ lệ nữ tiến sĩ đạt ít nhất 30% trong tổng số tiến sĩ.
    Mục tiêu 5: Loại bỏ định kiến giới trong chương trình, sách giáo khoa phổ thông, tài liệu giảng dạy
    Chỉ tiêu 1: Rà soát từ quan điểm về giới chương trình sách giáo khoa trung học cơ sở và trung học phổ thông;
    Chỉ tiêu 2: Không còn nội dung, hình ảnh dẫn đến cách hiểu có định kiến giới trong chương trình sách giáo khoa phổ thông mới sau năm 2015 (thông qua nội dung, hình ảnh minh họa, ngôn ngữ thể hiện).
    Mục tiêu 6: Tiếp tục nâng cao hiểu biết kiến thức về giới và bình đẳng giới cho đội ngũ cán bộ quản lý và cán bộ làm công tác về giới và bình đẳng giới trong ngành giáo dục
    Chỉ tiêu 1: 80% cán bộ quản lý các cơ sở giáo dục được tập huấn về giới và lồng ghép giới trong công tác quản lý, lãnh đạo;
    Chỉ tiêu 2: 100% cán bộ quản lý thuộc cơ quan quản lý giáo dục được tập huấn về giới và lồng ghép giới trong công tác quản lý, lãnh đạo;
    Chỉ tiêu 3: 100% cán bộ làm công tác bình đẳng giới được tập huấn về kỹ năng lồng ghép giới trong giáo dục.
    III. CÁC GIẢI PHÁP
    1. Các giải pháp chung
    a) Tiếp tục quán triệt các nội dung của Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 27 tháng 4 năm 2007 của Bộ chính trị về "Công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước".
    b) Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, hiệu trưởng (giám đốc) các cơ quan quản lý giáo dục, cơ sở giáo dục đối với việc thực hiện Kế hoạch hành động về bình đẳng giới của ngành giáo dục và đào tạo giai đoạn 2014-2015. Thực hiện lồng ghép về bình đẳng giới trong xây dựng tổ chức thực hiện các chương trình kế hoạch, quy hoạch phát triển của ngành, của đơn vị .
    c) Tăng cường gắn kết công tác chuyên môn với công tác nữ; đẩy mạnh công tác quy hoạch, đào tạo bồi dưỡng, tạo điều kiện cho cán bộ nữ học tập; nâng cao nhận thức về bình đẳng giới trong giáo dục đối với giáo viên, học sinh. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền trong toàn ngành giáo dục nhằm tạo sự đồng thuận và ủng hộ việc thực hiện Kế hoạch hành động về bình đẳng giới giai đoạn 2014-2015.
    d) Tiếp tục kiện toàn, củng cố Ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ ở các cơ quan, đơn vị sự nghiệp giáo dục trong ngành. Tăng cường hoạt động nâng cao năng lực Ban Vì sự tiến bộ phụ nữ của ngành và các đơn vị sự nghiệp giáo dục trực thuộc Sở và Phòng giáo dục và đào tạo cấp huyện.
    đ) Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và đánh giá, sơ kết, tổng kết, khen thưởng hàng năm.
    e) Nguồn tài chính: Kinh phí dành cho việc thực hiện Kế hoạch hành động về bình đẳng giới tại đơn vị được sử dụng trong trong định mức chi thường xuyên hàng năm.
    2. Các giải pháp cụ thể:
    a) Các giải pháp thực hiện Mục tiêu 1
    - Quy hoạch cán bộ các cơ sở giáo dục và các cấp quản lý giáo dục đảm bảo có yếu tố giới;
    - Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng cho cán bộ nữ trong ngành giáo dục;
    - Các cơ sở giáo dục và cơ quan quản lý giáo dục xây dựng các biện pháp, chỉ tiêu cụ thể cho công tác cán bộ nữ;
    - Tập huấn về kỹ năng quản lý, lãnh đạo cho cán bộ nữ trong quy hoạch của ngành;
    - Đảm bảo sự cân bằng của nam, nữ trong tất cả khóa đào tạo, tập huấn, các cấp học và các chức năng quản lý trong hệ thống giáo dục quốc dân.
    b) Các giải pháp thực hiện Mục tiêu 2
    - Rà soát và đánh giá nhu cầu của đội ngũ giáo viên mầm non ngoài công lập và giáo viên hợp đồng lao động tại các vùng khó khăn;
    - Tổ chức thực hiện Quyết định 60/2011/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 26 tháng 10 năm 2011 về một số chính sách phát triển Giáo dục mầm non giai đoạn 2011-2015; Quyết định số 239/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về Phổ cập Giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi.
    - Đầu tư xây dựng nhà công vụ cho giáo viên, cán bộ nữ công tác ở các vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
    c) Các giải pháp thực hiện Mục tiêu 3
    - Rà soát và đánh giá nhu cầu học tập xóa mù chữ của phụ nữ và người mù chữ trong độ tuổi từ 15 đến 40;
    - Rà soát, đánh giá thực trạng tỉ lệ đến trường của trẻ em gái, em trai ở vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số và hai huyện miền núi Khánh Vĩnh, Khánh Sơn;
    - Xây dựng kế hoạch thực hiện dựa trên kết quả rà soát;
    - Triển khai các kế hoạch truyền thông nâng cao nhận thức về bình đẳng giới trong giáo dục;
    - Xây dựng kế hoạch hỗ trợ những học sinh, học viên, sinh viên gia đình nghèo dân tộc thiểu số, ưu tiên hỗ trợ gia đình có trẻ em gái;
    - Triển khai dạy xóa mù chữ cho phụ nữ.
    d) Các giải pháp thực hiện Mục tiêu 4
    - Các đơn vị sự nghiệp giáo dục xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý và giáo viên có trình độ sau đại học, trong đó cần có chỉ tiêu về nam, nữ; tạo điều kiện cho cán bộ nữ được nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị, ngoại ngữ, tin học;
    - Giao chỉ tiêu đi học sau đại học cho các đơn vị sự nghiệp giáo dục và đào tạo có tính đến yếu tố giới. Thực hiện nguyên tắc lựa chọn nữ khi nữ có đủ điều kiện như nam.
    d) Các giải pháp thực hiện Mục tiêu 5
    - Tham gia tập huấn về kỹ năng rà soát sách giáo khoa từ quan điểm giới;
    - Rà soát, bảo đảm sử dụng giáo trình, sách giáo khoa, tài liệu giảng dạy có quan điểm đúng đắn về giới, tích cực loại bỏ thành kiến giới;
    e) Các giải pháp thực hiện Mục tiêu 6
    - Tổ chức tập huấn về giới và lồng ghép giới trong giáo dục và đào tạo và lãnh đạo, quản lý.
    V. Tổ chức thực hiện
    1. Ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ ngành Giáo dục và Đào tạo chủ động tham mưu với Đảng ủy và Ban Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tích cực triển khai các nội dung, hoạt động của Kế hoạch hành động về bình đẳng giới giai đoạn 2014-2015 đến các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở, các phòng giáo dục và đào tạo cấp huyện, có trách nhiệm chính trong việc giám sát việc thực hiện Kế hoạch hành động về bình đẳng giới.
    - Căn cứ các mục tiêu, chỉ tiêu trong Kế hoạch hành động này, chỉ đạo các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở, các phòng giáo dục và đào tạo cấp huyện xây dựng kế hoạch, biện pháp và các chỉ tiêu cụ thể cho các đơn vị làm cơ sở cho việc giám sát;
    - Tổ chức sơ kết hàng năm về việc thực hiện Kế hoạch hành động trên cơ sở thực hiện Kế hoạch hành động của các đơn vị, cơ quan trong toàn ngành;
    - Tổ chức giám sát đối với các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở, các phòng giáo dục và đào tạo cấp huyện về việc thực hiện Kế hoạch hành động;
    - Đánh giá cuối kỳ việc thực hiện Kế hoạch hành động vào năm 2015;
    Ban Vì sự tiến bộ phụ nữ của các phòng giáo dục và đào tạo cấp huyện  có nhiệm vụ giám sát việc thực hiện Kế hoạch hành động của đơn vị sự nghiệp trực thuộc;
    - Xây dựng kế hoạch và các chỉ tiêu giám sát cụ thể, phù hợp đối với đơn vị trên cơ sở các chỉ tiêu của Kế hoạch hành động của toàn ngành;
    - Thực hiện công tác sơ kết hàng năm và cuối kỳ về việc thực hiện Kế hoạch hành động về Bình đẳng giới của đơn vị, cơ quan;
    - Thực hiện việc báo cáo hàng năm, báo cáo giữa kỳ và báo cáo cuối kỳ về việc thực hiện Kế hoạch hành động về Bình đẳng giới của đơn vị, cơ quan theo yêu cầu của Ban Vì sự tiến bộ phụ nữ của ngành giáo dục;
    2. Sở Giáo dục và Đào tạo, các phòng giáo dục và đào tạo cấp huyện và các đơn vị sự nghiệp giáo dục ở các địa phương phối hợp chặt chẽ với Ban Vì sự tiến bộ phụ nữ của địa phương cùng cấp trong việc xây dựng và triển khai kế hoạch hành động về Bình đẳng giới trong ngành giáo dục.

Mầm non

Hình ảnh hoạt động Mầm non

Tiểu học

Hình ảnh hoạt động Tiểu học

Trung học cơ sở

Hình ảnh hoạt động THCS

PGD&ĐT

Hình ảnh hoạt động PGD&ĐT

Đoàn thể

Hình ảnh hoạt động Đoàn thể