Thứ 503282024

Last updateThứ 3, 07 11 2023 5am

Back Bạn đang ở: Trang chủ Tiểu học Hướng dẫn Vụ trưởng Vụ GDTH chia sẻ một số băn khoăn về đánh giá học sinh tiểu học theo Thông tư 30

Vụ trưởng Vụ GDTH chia sẻ một số băn khoăn về đánh giá học sinh tiểu học theo Thông tư 30

I. Xin nói rõ thêm một số nội dung của Thông tư 30
1. Về nội dung khái niệm “đánh giá”: TT 32 (cũ) chỉ quy định đánh giá kết quả cuối cùng mà HS đạt được trong từng giai đoạn nên tác dụng giúp đỡ HS rất hạn chế. TT 30 (mới) coi trọng đánh giá ngay trong quá trình học tập của học sinh,

biết được HS đạt kết quả bằng cách nào? vận dụng kết quả đó như thế nào? GV có tư vấn, hướng dẫn giúp đỡ để học sinh hoàn thành nội dung học tập và có phương pháp học tốt hơn. Như vậy, khái niệm “đánh giá” theo TT30 đã có nhiều nội dung hơn so với TT32, nhất là việc yêu cầu giáo viên phải giúp đỡ kịp thời để học sinh đạt được chất lượng GD tốt hơn, hướng dẫn học sinh biết tự đánh giá mình và đánh giá bạn, khuyến khích phụ huynh tham gia đánh giá học sinh.

2. Đánh giá thường xuyên không dùng điểm số nhưng đánh giá định kỳ (cuối kỳ 1 và cuối năm học) thì có dùng cả điểm số và nhận xét.
 
3. Cách đánh giá thường xuyên bằng nhận xét: GVcần vận dụng một cách linh hoạt, có thể bằng "lời nói" hoặc là “viết”. Điều quan trọng là giáo viên phải dựa vào mục tiêu nội dung bài học đối chiếu sản phẩm đạt được theo cách học của học sinh với chuẩn kiến thức, kỹ năng; xem xét, cân nhắc các đặc điểm tâm sinh lý, hoàn cảnh… của HS để có nhận xét xác đáng, kịp thời, sao cho khích lệ được học sinh, làm cho các em hứng thú học tập; đồng thời còn phải tư vấn, hướng dẫn giúp các em biết được những hạn chế và biết tự mình khắc phục.
 
Riêng việc viết nhận xét cũng vận dụng linh hoạt: Viết vào vở hoặc phiếu học tập, hoặc bài kiểm tra của HS sao cho thuận tiện trong việc phối hợp giáo viên, HS và phụ huynh cùng đánh giá, rút kinh nghiệm, hướng đến sự tiến bộ của học sinh.
 
4. Viết vào sổ theo dõi chất lượng giáo dục (sổ này thay thế sổ ghi điểm trước đây và cũng được coi như sổ nhật ký về đánh giá HS. Sổ này chỉ dành cho GV ghi nhận xét, theo dõi giúp đỡ HS).
 
Mặc dù TT 30 quy định, yêu cầu HS nào cũng được quan tâm đánh giá, GV không được “quên” em nào. Nhưng chỉ cần ghi những điểm nổi bật hoặc những điều cần thiết về HS để theo dõi và có biện pháp cụ thể, riêng biệt giúp đỡ kịp thời (đối với HS chưa hoàn thành GV giúp HS tự hoàn thành hoặc những HS hoàn thành tốt GV giúp HS hứng thú học tập hơn). Không bắt buộc phải ghi nhận xét tất cả HS hằng tháng.
 
Lưu ý: mẫu sổ theo dõi chất lượng giáo dục do Bộ hướng dẫn chỉ là gợi ý, không bắt buộc giáo viên phải thực hiện theo mẫu đó; mặt khác, giáo viên có thể dùng sổ điện tử thay cho sổ bằng giấy. Các nhà trường thực hiện nghiêm chỉnh công văn số 68/BGD ĐT- GDTrH về việc chấn chỉnh lạm dụng hồ sơ, sổ sách trong nhà trường của Bộ Giáo dục và Đào tạo.  
 
II. Xin chia sẻ với những băn khoăn của thầy Trần Hùng:
 
1. Như vừa nêu trên, theo cách đánh giá của TT 30, một giáo viên dù dạy một hay nhiều môn, có thể chỉ cần thiết kế một cuốn sổ (sổ bằng giấy hoặc sổ điện tử) theo dõi chất lượng giáo dục, do GV quản lý sử dụng, có thể để tại lớp học hoặc tại trường hoặc mang về nhà, tùy theo điều kiện cụ thể. Không phải là "mỗi GV phải thực hiện một số số sách quá lớn".
 
GV, nhà trường có thể thiết kế thành một cuốn sổ chung để tại lớp học, miễn sao đạt mục đích yêu cầu của sổ theo dõi chất lượng.
 
2. Cũng theo giải thích ở trên, hằng tháng, GV chủ nhiệm, GV Bộ môn, GV chuyên biệt đều không phải ghi nhận xét đến hàng nghìn HS trên Sổ theo dõi chất lượng giáo dục.
 
3. Việc đánh giá kết quả học tập là “đạt” hay “chưa đạt” bằng dấu tích (x hoặc v) theo TT 32 (cũ) mà thầy nêu không còn phù hợp nữa: việc xác nhận kết quả HS đạt được theo cách như vậy trong một số môn học là chỉ quan tâm đến kết quả, đã không chú ý tới phong cách học tập, năng khiếu, hoàn cảnh… của từng HS. Hơn nữa, việc đánh giá như vậy là không tư vấn, hướng dẫn được gì cho HS. Cách đánh giá bằng nhận xét theo TT30 sẽ khắc phục những nhược điểm này của TT 32.
 
4. Thầy băn khoăn về số nhận xét trong tháng?
 Theo TT 30, HS học bài nào thì được đánh giá đã hoàn thành hoặc chưa hoàn thành bài học ấy. Như vậy, số nhận xét tùy thuộc vào số bài học và những điều cần lưu ý, hoàn cảnh, tâm sinh lý… cụ thể của từng HS. Tuy nhiên cách giải thích trên GV được quyền lựa chọn nhận xét bằng lời nói hoặc viết cho phù hợp. Mặt khác, để giúp học sinh kịp thời điều chỉnh cách học thì lời nói có tác dụng tốt hơn chữ viết. Vì vậy GV nên sử dụng hình thức nhận xét bằng lời nói trực tiếp nhiều hơn hình thức nhận xét viết trong đánh giá thường xuyên.
 
(Văn Nhân dẫn từ nguồn: tieuhoc.moet.gov.vn )

Mầm non

Hình ảnh hoạt động Mầm non

Tiểu học

Hình ảnh hoạt động Tiểu học

Trung học cơ sở

Hình ảnh hoạt động THCS

PGD&ĐT

Hình ảnh hoạt động PGD&ĐT

Đoàn thể

Hình ảnh hoạt động Đoàn thể