Tình hình và hoạt động của trường Tiểu học Cam Lộc 1 từ đầu năm đến nay 2015-2016
- Chi tiết
- Được đăng ngày Thứ sáu, 19 Tháng 2 2016 17:00
- Viết bởi Văn Nhân
Thực hiện công văn số 77/PGDĐT ngày 01/02/2016 của Phòng Giáo dục và Đào tạo Cam Ranh về việc báo cáo tình hình và hoạt động của trường Tiểu học Cam Lộc 1, vào lúc 14 giờ 30 phút ngày 17/02/2016, nhà trường đã triệu tập một cuộc họp Hội đồng sư phạm trong đó gồm có Lãnh đạo nhà trường, Ban Thanh tra nhân dân, các đoàn thể nhà trường cùng đông đủ sự hiện diện của tất cả giáo viên, nhân viên để thông qua nội dung tại công văn số 77 mà Phòng Giáo dục và Đào tạo Cam Ranh yêu cầu.
Về chương trình làm việc, Hiệu trưởng cùng với Ban Thanh tra nhân dân đã thông báo 05 nội dung của công văn số 77 để cùng toàn thể nhà trường thảo luận và đưa ra ý kiến đóng góp những ưu khuyết điểm về tình hình và hoạt động của trường Tiểu học Cam Lộc 1 từ đầu năm học 2015-2016 đến thời điểm hiện tại, 05 nội dung đó là:
1. Công tác quản lý chuyên môn;
2. Công tác quản lý dạy thêm học thêm;
3. Công tác xã hội hóa nhà trường;
4. Đoàn kết nội bộ trường học, việc thực hiện qui định về đạo đức nhà giáo;
5. Hoạt động ngoài giờ lên lớp, hoạt động giờ chào cờ đầu tuân.
Qua cuộc họp, sau nội dung toàn trường đóng góp ý kiến, Nhà trường cùng với Ban Thanh tra nhân dân thống nhất báo cáo tình hình và hoạt động nhà trường từ đầu năm học đến thời điểm hiện tại như sau: ( kèm theo phụ lục chữ ký của toàn thể nhà trường trong cuộc họp )
1. Về công tác quản lý chuyên môn:
1.1. Quản lý, chỉ đạo
Từ đầu năm học đến nay, Hiệu trưởng nhà trường quản lý chỉ đạo công tác chuyên môn thông qua kế hoạch năm, tháng, tuần của từng bộ phận được căn cứ trên kế hoạch của PGD&ĐT. Nội dung thực hiện công tác chuyên môn được cụ thể hóa trên Nghị quyết hàng tháng của Chi bộ nhà trường. Bảng kế hoạch hàng tháng được công khai thông tin tại phòng Hiệu trưởng để tất cả các bộ phận có liên quan chịu trách nhiệm thực hiện. một cách đồng bộ.
Căn cứ theo Điều lệ trường tiểu học, ngay từ đầu năm học ( tháng 8/2015), Hiệu trưởng đã tiến hành phân công chuyên môn cụ thể cho từng thành viên trong nhà trường, tùy theo tình hình thực tế của chỉ đạo PGD&ĐT, mà nhà trường có những phân công chuyên môn cho phù hợp.
Trong quá trình quản lý chỉ đạo, Hiệu trưởng nhà trường đã căn cứ các công văn cấp trên để ban hành các công văn chỉ đạo ( như Qui chế, Quyết định, Kế hoạch, Nội qui, các thông báo ) để các bộ phận có liên quan kịp thời triển khai thực hiện.
1.2. Quá trình triển khai và kết quả thực hiện
Việc triển khai thực hiện công tác chuyên môn, Hiệu trưởng giao việc này cho 2 Phó hiệu trưởng, mỗi người có những công việc được giao cụ thể cho từng tháng ( theo Nghị quyết Chi bộ ). Hiệu trưởng có trách nhiệm kiểm tra kết quả công việc được giao, nhắc nhở công việc trong các cuộc họp Hội đồng sư phạm hàng tháng.
Kết quả thực hiện:
- Tham gia đầy đủ các cuộc thi theo chỉ đạo của ngành: thi GVDG cấp trường ( đạt 21/21 gv ); thi GVDG cấp thành phố ( đạt 3/3 gv ), khắc phục tình trạng năm học 2013-2014 thi 3 gv, hỏng 3 gv; phát động học sinh thi giải Toán và tiếng Anh qua mạng, kết quả hiện nay có học sinh được tuyển chọn thi IOE tiếng Anh cấp Tỉnh ( ngày 27/02/2016), chuẩn bị thi ViOlympic Toán cấp thành phố ( 04/3/2016).
- Giáo viên thực đúng qui chế chuyên môn, thực hiện chuyên đề, thực hiện hồ sơ đúng theo Điều lệ trường tiểu học, giảng dạy đầy đủ các bộ môn tự chọn như Tin học, tiếng Anh,
- Không có tình trạng học sinh vi phạm tệ nạn xã hội, đăng ký tham gia ATGT, không có học sinh bỏ học, không có bạo lực học đường.
- Đặc biệt chú trọng học sinh khuyết tật ( 05 em), thực hiện đúng theo văn bản chỉ đạo của SGD&ĐT về giáo dục học sinh khuyết tật.
- Hướng dẫn giáo viên tập sự theo qui định của PGD&ĐT.
- Chỉ đạo và kiểm tra công tác báo cáo cấp trên đúng theo qui định của PGD&ĐT.
- Công tác bán trú được nhà trường luôn quan tâm khâu vệ sinh ATTP, đã cho tu sửa lại bếp ăn trú trong thời gian hè 2015 để bảo đảm VSATTP theo đề nghị của Chi cục VSATTP tỉnh Khánh Hòa ( tháng 6/2015).
- Nhà trường quan tâm chỉ đạo công tác giáo dục thể chất, đây cũng là một trong những nôi dung của công tác chuyên môn. Cụ thể đã làm mới sân bóng rổ, cải tạo sân sau trường làm sân bóng đá mini cho học sinh. Những việc này, đây là lần đầu tiên nhà trường quan tâm chỉ đạo và thực hiện có kết quả, được đông đảo nhân dân đồng tình ủng hộ.
1.3. Những ưu điểm, tồn tại và biện pháp khắc phục
- Ưu điểm: Nhà trường thực hiện đúng theo qui định của ngành.
- Tồn tại: ( hội đồng sư phạm nhà trường không có ý kiến nào về tồn tại của công tác quản lý chỉ đạo chuyên môn )
2. Công tác quản lý dạy thêm học thêm:
2.1. Quản lý, chỉ đạo
- Ngay từ đầu năm học ( 9/2015), Hiệu trưởng nhà trường đã chỉ đạo cho toàn thể giáo viên về chủ trương chỉ đạo của ngành về vấn đề dạy thêm học thêm ở bậc tiểu học ( NQ 17; QĐ 14 ). Cụ thể: Giáo viên tiểu học không được phép dạy thêm học thêm. Nội dung này, Nhà trường đã quán triệt trong cấp ủy, Nghị quyết Chi bộ và được thường xuyên nhắc nhở trong các cuộc họp Hội đồng sư phạm giáo viên.
- Cũng ngay từ đầu năm học ( 9/2015), thực hiện công văn hướng dẫn của PGD&ĐT về vấn đề dạy thêm học thêm, Hiệu trưởng nhà trường đã chỉ đạo cho giáo viên toàn trường ký vào bản cam kết không dạy thêm học thêm và chịu hoàn toàn trách nhiệm trước ngành nếu vi phạm nội dung đã ký cam kết.
2.2. Quá trình triển khai và kết quả thực hiện
- Toàn thể giáo viên học tập và quán triệt các công văn chỉ đạo của ngành về dạy thêm học thêm. Triển khai quán triệt từ cấp ủy, Chi bộ, toàn thể GV, đưa vào chương trình kiểm tra-giám sát đảng viên hàng năm.
- Kết quả thực hiện: chưa có dấu hiệu vi phạm.
2.3. Những ưu điểm, tồn tại và biện pháp khắc phục
- Ưu điểm: chấp hành tốt chỉ đạo cấp trên, triển khai kịp thời và luôn nhắc nhở để không vi phạm.
- Tồn tại: ( hội đồng sư phạm nhà trường không có ý kiến nào về tồn tại của công tác quản lý dạy thêm học thêm )
3. Công tác xã hội hóa nhà trường:
3.1. Quản lý, chỉ đạo
- Hiệu trường nhà trường đã thực hiện công tác xã hội hóa đúng theo qui trình và thực hiện đúng theo những điều khoản đã được qui định trong Quyết định về Ban đại diện Cha mẹ học sinh. Cụ thể, Hiệu trưởng đã lấy ý kiến chung của toàn thể Cha mẹ học sinh ngay trong kỳ Hội nghị CMHS đầu năm học ( tháng 9/2015), thông qua hội đồng nhà trường, xin ý kiến của Ban Đại diện cha mẹ học sinh, lập Tờ trình xin ý kiến của UBND phường Cam Lộc về vấn đề bê tông hóa phần còn lại của sân trường để bảo đảm vệ sinh môi trường và an toàn cho học sinh, Tờ trình được thông qua Lãnh đạo PGD&ĐT để phê chuẩn thực hiện.
- Hiệu trưởng nhà trường đã quán triệt trong hội đồng sư phạm giáo viên và Ban đại diện CMHS cùng toàn thể phụ huynh học sinh về phương thức đóng góp là hoàn toàn tự nguyện, tùy theo khả năng của phụ huynh; không có một sự ép buộc nào hoặc qui định sẵn nào khác. Nhà trường không thu một khoản nào khác ngoài qui định của PGD&ĐT.
3.2. Quá trình triển khai và kết quả thực hiện
- Nhà trường triển khai công tác xã hội hóa ngay sau Hội nghị CMHS ( 9/2015), phổ biến đến từng Chi hội lớp, việc thu nhận tiền đóng góp của PHHS phải được ghi chép vào danh sách một cách rõ ràng, có chữ ký nộp tiền của PHHS. Danh sách nộp tiền của từng chi hội lớp nộp về Thủ quỹ nhà trường là bản chính để theo dõi và thường xuyên báo cáo việc thu chi cho Ban Đại diện CMHS ( Anh Nguyễn Ngọc Sáng ). Danh sách nói trên của 30 lớp được niêm yết công khai cùng với các bảng quyết toán công trình bê tông hóa sân trường tại Bản tin được đặt ngay cổng ra vào của nhà trường để tất cả PHHS có thể theo dõi và kiểm tra – giám sát công tác quản lý tài chính nhà trường.
- Kết quả thực hiện: nhà trường đã hoàn thành công trình bê tông hóa phần còn lại sân trường, tu sửa phần bê tông cũ đã hư hỏng. Nhiều mạnh thường quân đã sẵn lòng ủng hộ cho nhà trường làm Nhà để xe cho khách, cải tạo sân sau trường làm sân bóng đá mini cho học sinh, trồng thảm cỏ xanh trong khuôn viên nhà trường để thay đổi toàn bộ bộ mặt không hợp vệ sinh, mất mỹ quan của nhà trường đã tồn tại từ rất nhiều năm nay, thành một ngôi trường có cảnh quan xanh – sạch – đẹp đúng theo chủ trường của Bộ Giáo dục và Đào tạo về trường Chuẩn quốc gia.
Còn nữa, Hiệu trưởng đã vận động mạnh thường quân ủng hộ cho xe ủi con đường Nguyễn Thị Minh Khai ( phía sau trường, ngay cổng đón học sinh ra về của PHHS ), đây là con đường mà trước đây trên 20 năm là bãi rác công cộng, ống chích xì ke ma túy vương vãi các nơi; chó chết, chuột chết vất đầy đường, mùi hôi thối nồng nặc bay tỏa khắp trường, gây bức xúc đến PHHS khi đưa đón con em. Đến nay con đường đó đã trở nên vệ sinh hơn, việc làm này đã được PHHS vô cùng cảm động và biết ơn Nhà trường.
3.3. Những ưu điểm, tồn tại và biện pháp khắc phục
- Ưu điểm: thực hiện đúng qui định, được PHHS đồng thuận, ủng hộ và cảm ơn nhà trường đã cải tạo nhà trường từ một ngôi trường mà trước đó nhà Vệ sinh học sinh không dám vào vì quá dơ bẩn, nay nhà Vệ sinh luôn được giữ gìn sạch sẽ, thơm tho; cảm ơn Nhà trường đã cho con em họ một môi trường không có rác bẩn, vì trước đó khi bước vào cổng trường ( kể cả ngoài cổng ) là rác bẩn vương vãi khắp nơi, thậm chí rác ở ngay dưới ghế đá ngồi của giáo viên; cảm ơn Nhà trường đã cho PHHS một ngôi trường có kỷ luật, đó là ra vào cổng trường xuống xe dẫn bộ, vì trước đó gần 1.000 chiếc xe gắn máy chen nhau chạy hỗn loạn, phun đầy khói xe trong sân trường khi đưa đón con em.
- Tồn tại: ( hội đồng sư phạm nhà trường không có ý kiến nào về tồn tại của công tác xã hội hóa nhà trường )
4. Đoàn kết nội bộ trường học, việc thực hiện qui định về đạo đức nhà giáo:
4.1. Quản lý, chỉ đạo
- Hiệu trưởng ( chính quyền ) phối hợp với tổ chức Công đoàn nhà trường ban hành qui chế Dân chủ, qui chế tiếp dân, qui chế phối hợp giữa nhà trường với công đoàn trong trường học; nghiêm túc thực hiện về qui định đạo đức nhà giáo, đưa các tiêu chí về đạo đức nhà giáo để bình xét thi đua cuối năm, xét kỷ luật hoặc buộc thôi việc theo Luật Viên chức ( Luật số 58)
- Quản lý chỉ đạo nội dung đoàn kết nội bộ, thực hiện qui định về đạo đức nhà giáo được đưa vào nội dung kiểm tra – giám sát Đảng viên.
- Nhà trường chủ trương không bao che, giấu diếm các hành vi gây mất đoàn kết nội bộ ( gởi đơn thư khiếu nại vượt cấp, đơn thư nặc danh, lợi dụng mạng xã hội để xuyên tạc, bôi xấu người khác, kết thành băng nhóm để phá hoại nhà trường ).
- Hiệu trưởng nhà trường khi cần thiết có thể tham mưu với Lãnh đạo PGD&ĐT xét kỷ luật hoặc thuyên chuyển nơi khác khi một thành viên trong nhà trường có hành vi gây mất đoàn kết, hay vi phạm đạo đức nhà giáo theo các văn bản qui định của ngành.
4.2. Quá trình triển khai và kết quả thực hiện
- Hiệu trưởng nhà trường lắng nghe có chọn lọc ý kiến từ nhiều phía, phối hợp với tổ chức Công đoàn, Ban Thanh tra nhân dân để tìm hiểu xác minh sự việc một cách thấu đáo trước khi ra quyết định xử lý.
- Trong các cuộc Hội đồng sư phạm, Hiệu trưởng nhà trường luôn nhắc nhở và cảnh báo từ xa các nguy cơ gây mất đoàn kết nội bộ; trong đó biện pháp giáo dục là chính.
- Kết quả thực hiện: Đây là hậu quả của việc bê bối tài chính dân sự đã tồn tại từ năm học trước ( 2014-2015) đến năm học này (2015-2016), tập thể nhà trường phải gánh chịu hậu quả không tốt đẹp này.
Nhà trường hiện nay đang tồn tại hiện tượng viết đơn thư vượt cấp, đơn thư nặc danh nhằm phá hoại công cuộc xây dựng và đổi mới của nhà trường mà Cấp ủy, Chi bộ, Lãnh đạo nhà trường cùng tập thể nhà trường đã và đang dày công vun đắp với mục đích duy nhất tất cả vì học sinh than yêu chúng ta.
4.3. Những ưu điểm, tồn tại và biện pháp khắc phục
- Ưu diểm: Nhà trường đã có những nhắc nhở, lắng nghe và phối hợp với Công đoàn để giải quyết các xung đột có nguy cơ gây mất đoàn kết nội bộ. Bên cạnh đó, Nhà trường cũng có biện pháp cứng rắn để giáo dục và tham mưu với Lãnh đạo ngành để xét kỷ luật theo Luật định.
Năm học mới này 2015-2016, Nhà trường không xuất hiện mới các vụ bê bối tài chính dân sự, được kết quả này là do Nhà trường quyết liệt với hành vi vi phạm đạo đức nhà giáo và tạo dư luận ảnh hưởng đến nhà trường.
- Tồn tại: hậu quả bê bối tài chính của năm học trước để lại vẫn còn. Còn đơn thư nặc danh.
Giải pháp: Nhà trường đề xuất với Lãnh đạo PGD&ĐT có hình thức kỷ luật với việc bê bối tài chính ( hiện nay nhà trường đang thụ lý hồ sơ ).
5. Hoạt động ngoài giờ lên lớp, hoạt động giờ chào cờ đầu tuân:
5.1. Quản lý, chỉ đạo
- Hiệu trường nhà trường quản lý chỉ đạo hoạt động NGLL, hoạt động giờ chào cờ đầu tuần theo các công văn hướng dẫn của PGD&ĐT. Thực hiện theo kế hoạch chương trình của Đội đã đề ra ngay từ đầu năm học.
- Giáo viên TPT đội phối hợp với các GVCN lớp thực hiện các yêu cầu về GDNGLL cho học sinh.
5.2. Quá trình triển khai và kết quả thực hiện
- Quá trình triển khai được cụ thể qua nội dung họp Hội đồng sư phạm giáo viên hàng tháng; báo cáo kết quả thực hiện về PGD&ĐT đúng qui định.
- Kết quả thực hiện:
HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP:
+ Ổn định tình hình đầu năm học, phối hợp tổ chức tốt Lễ Khai giảng năm học mới 2015-2016.
+ Mua tăm ủng hộ Hội người Mù Cam Ranh: 2.000.000 đồng
+Tham gia tốt Hội khỏe Phù đổng cấp thành phố: đạt 01 HCV điền kinh, 01 HCB bậc xa, 01 HCĐ đã cầu, Góp 11 VĐV học sinh tham gia HKPĐ cấp Tỉnh ( bóng đá, bơi, bóng bàn, điền kinh ) và đã đem lại kết quả cao cho toàn TP Cam Ranh.
+ Tham gia Hội vui Trăng rằm cấp thành phố, đạt giải 3 Múa lân, giải Khuyến khích: Lồng đèn.
+ Xây dựng Công trình Măng non Liên đội ( thảm cỏ xanh )
+ Vẽ tranh dự thi: chúng em với ATGT, nộp 706 tranh.
+ Tham gia thi giải Toán, tiếng Anh qua mạng các cấp.
+Thành lập các đội nhóm: Sao đỏ, Nghi lễ, các câu lạc bộ: Cờ vua, bóng đã mini, câu lạc bộ Em yêu âm nhạc.
+Phối hợp tổ chức tốt các ngày lế: 15/10, 20/11, sơ kết HK1.
+Tham gia vẽ tranh Mỹ thuật Khánh Hòa, nộp 545 tranh
+Tổ chức học sinh chăm sóc dâng hương Nghĩa trang liệt sĩ thành phố nhân các ngày 22/12, trước Tết Nguyên đán, 30/4 hàng năm.
HOẠT ĐỘNG CHÀO CỜ ĐẦU TUẦN
+ Tiết hoạt động chào cờ đầu tuần bắt đầu lúc 7 giờ 00, kết thúc lúc 7 giờ 20 phút:
Nghi lễ chào cờ ( theo nghi thức Đội )
Sinh hoạt Văn nghệ ( do CLB Em yêu âm nhạc ) trình diễn 01 lần/tháng
Tổng phụ trách tổng kết thi đua tuần qua, nhận xét tồn tại và đặc biệt chú trọng biểu dương thành tích tuần qua; nêu gương người tốt, việc tốt. Phát động phong trào thi đua ( lồng ghép đố vui để học có thưởng)
Hiệu trưởng nói chuyện dưới cờ.
Sau 7 giờ 20 phút là nội dung sinh hoạt Sao ( 2 lần/tháng); Đội(2 lần/tháng )
Kết thúc: hết tiết 1 của TKB ngày thứ Hai trong tuần.
5.3. Những ưu điểm, tồn tại và biện pháp khắc phục
- Ưu điểm: thực hiện đúng qui định PGD&ĐT, gây được khí thế vui tươi học tập cho học sinh ngay từ ngày đầu tuần.
- Tồn tại: hội đồng sư phạm nhà trường không có ý kiến nào về nội dung trên )
Tóm lại:
Trong thời gian 05 tháng của năm học 2015-2016 ( từ tháng 9/2015 đến tháng 01/2016 ), Hiệu trưởng nhà trường cùng với sự đoàn kết gắn bó với toàn thể giáo viên, nhân viên nhà trường, phối hợp với Công đoàn, các đòan thể nhà trường, với sự lãnh đạo toàn diện của Chi bộ nhà trường, sự đồng thuận ủng hộ cùa Ban đại diện Cha mẹ học sinh, sự liên hệ mật thiết giữa nhà trường với các Tổ dân phố, chính quyền địa phương là UBND phường Cam Lộc đã quyết tâm thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm trong năm học 2015-2016, đã thay đổi toàn bộ bộ mặt nhà trường ngày càng khang trang, xanh-sạch-đẹp để xứng đáng với tầm vóc một ngôi trường trung tâm thành phố Cam Ranh./.
( Nguồn: Trường Tiểu học Cam Lộc 1 )
Tin mới
- Đánh giá ngoài trường Tiểu học Cam Lộc 1, thành phố Cam Ranh 2017-2018 - 21/03/2018 02:29
- Vui Tết Trung thu trường Tiểu học Cam Lộc 1, 2016-2017 - 18/09/2016 16:24
- Lễ Khai giảng năm học mới 2016-2017 Tiểu học Cam Lộc 1 - 06/09/2016 04:02
- Lễ Tổng kết năm học 2015-2016, trường Tiểu học Cam Lộc 1 - 31/05/2016 08:47
- Hội trại 26 tháng 3 năm 2016 trường Tiểu học Cam Lộc 1 - 29/03/2016 03:28
Các tin khác
- Lễ Sơ kết học kỳ 1 năm học 2015-2016 của trường Tiểu học Cam Lộc 1 - 15/01/2016 09:08
- Hội nghị Cán bộ, công chức, viên chức trường Tiểu học Cam Lộc 1, ngày 23/10/2015 - 30/10/2015 04:13
- Ngày Lễ Khai giảng năm học mới 2015-2016 Tiểu học Cam Lộc 1 - 06/09/2015 17:04
- Lễ Bế giảng lớp CBQLGD trường Phổ thông, TP Cam Ranh 31/3/2015 - 11/03/2015 16:05